Có một con đường màu xanh
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, cần lưu ý gì?
Hãng Yonhap đưa tin chiếc máy bay chở khách gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan ở tỉnh Jeolla Nam chở theo khoảng 175 hành khách (gồm 173 người Hàn Quốc, 2 người Thái Lan) và tổ bay 6 người. Máy bay vừa trở về Hàn Quốc từ Bangkok (Thái Lan). Máy bay khi hạ cánh đã trượt khỏi đường băng và đâm vào tường rào tại sân bay. Tai nạn xảy ra vào lúc 9 giờ 7 phút giờ địa phương. Hình ảnh cho thấy cột khói đen bốc lên cao.Chiếc máy bay Boeing 737-800 đâm vào tường rào, gãy đôi và bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy có 23 người thương vong tại hiện trường. Chiến dịch cứu hộ đang diễn ra. Nhà chức trách đang điều tra tại hiện trường để xác minh nguyên nhân tai nạn, các quan chức cho biết.Quyền Tổng thống Choi Sang-mok ra lệnh dốc toàn lực cho chiến dịch cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Yonhap dẫn xác nhận mới nhất của nhà chức trách cho biết có 28 người thiệt mạng tại hiện trường.Nhà chức trách cho biết đã cứu được 2 người gồm một hành khách và một thành viên phi hành đoàn nhưng không thông báo tình trạng của những người khác trên máy bay. Lực lượng cấp cứu, gồm cảnh sát và cứu hỏa đang hỗ trợ y tế và đánh giá thiệt hại.Theo Sở cứu hỏa Jeonnam, khoảng 9 giờ 4 phút sáng, họ nhận được báo cáo cho biết: "Bộ phận càng đáp của máy bay không bung ra khi hạ cánh và chiếc máy bay đang rơi".Trong lần hạ cánh đầu tiên, máy bay không thể tiếp đất bình thường nên đã bay vòng để cố gắng hạ cánh lại nhưng gặp nạn. Một quan chức tại hiện trường cho biết chiếc máy bay đã không thể giảm tốc độ khi đến cuối đường băng và đã tông vào tường rào. Một số thông tin cho rằng bộ phận càng đáp gặp trục trặc do chim đâm vào.Chiếc máy bay gặp nạn được sản xuất vào năm 2009.
Ngày sách và văn hóa đọc 2024: Kêu gọi đẩy lùi sách giả, sách lậu
Vì sao Suntory PepsiCo Việt Nam chọn chủ đề và biểu tượng Ribbon of hope - Dải băng hy vọng” cho năm 2022?
Hãng Bloomberg ngày 28.2 đưa tin Ngân hàng Citigroup (Mỹ) đã chuyển nhầm 81.000 tỉ USD vào tài khoản một khách hàng, thay vì 280 USD theo đúng giao dịch.Việc chuyển khoản sai sót này diễn ra vào tháng 4.2024 nhưng chỉ mới được hé lộ. Sai sót đã được điều chỉnh vài giờ sau đó. Theo tờ Financial Times, việc chuyển khoản sai sót liên quan 2 nhân viên, trước khi được nhân viên thứ 3 phát hiện vào khoảng 90 phút sau đó. Ngân hàng không bị thất thoát số tiền nào trong sự cố này.Cụ thể, sai sót liên quan một nhân viên thanh toán và một cán bộ phụ trách kiểm tra giao dịch, trước khi nó được phê duyệt để xử lý vào đầu ngày làm việc hôm sau. Sau đó, nhân viên thứ 3 phát hiện có vấn đề và việc chuyển khoản được đảo ngược vài giờ sau đó. "Thực tế là khoản thanh toán có quy mô như thế này không thể thực sự được thực hiện. Bộ phận theo dõi của chúng tôi đã nhanh chóng xác định lỗi nhập liệu giữa 2 tài khoản sổ cái Citigroup và chúng tôi đã đảo ngược lệnh nhập", theo một phát ngôn viên Citigroup."Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa của chúng tôi cũng sẽ ngăn chặn mọi khoản tiền rời khỏi ngân hàng", phát ngôn viên này cho biết và nói thêm rằng sự cố trên không ảnh hưởng ngân hàng hoặc khách hàng của ngân hàng.Một báo cáo nội bộ của Citigroup cho thấy tổng cộng 10 vụ sai sót liên quan khoản tiền 1 tỉ USD trở lên đã xảy ra tại ngân hàng này vào năm ngoái. Dù đã giảm so với 13 vụ của năm 2023, việc sai sót với khoản tiền trên 1 tỉ USD là bất thường ở các ngân hàng Mỹ.
Chủ tiệm sửa xe phượt 4 nước Đông Nam Á bằng xe máy
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…